Từ Điển Duy Thức Học & Thuật Ngữ Phật Giáo Dictionary Of The Vijnaptimatra & Buddhist Terms Việt-Anh

18/12/20237:17 SA(Xem: 22377)
Từ Điển Duy Thức Học & Thuật Ngữ Phật Giáo Dictionary Of The Vijnaptimatra & Buddhist Terms Việt-Anh

THIỆN PHÚC

TỪ ĐIỂN DUY THỨC HỌC &
THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO
DICTIONARY OF THE VIJNAPTIMATRA & BUDDHIST TERMS
VIỆT-ANH/VIETNAMESE-ENGLISH

classic_red_book_cover_by_semireal_stock22PDF icon (4)QUYỂN 1 (A-H) TU DIEN DUY THUC HOC & THUAT NGU PG VIET-ANH-1
QUYỂN 2 (I-NH) TU DIEN DUY THUC HOC & THUAT NGU PG VIET-ANH-2
QUYỂN 3 (NI-THA) TU DIEN DUY THUC HOC & THUAT NGU PG VIET-ANH-3
QUYỂN 4 (THE-Y) TU DIEN DUY THUC HOC & THUAT NGU PG VIET-ANH-4
QUYỂN 5 (A-Z) TU DIEN DUY THUC HOC & THUAT NGU PG ANH-VIET-5

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832. 


 
LI GII THIU

 

Ai là người học Phật đều biết bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật sau khi ngài thành đạo là kinh Chuyển Pháp Luân. Ở đó Ngài giảng về Trung đạo, các chân lý về đau khổ (Khổ, Tập, Diệt), về con đường thoát khổ (Bát Chánh Đạo) và về pháp duyên khởi.

Mục đích của Đức Phật khi thuyết pháp không phải để phát triển một hệ thống triết học. Ngài chỉ nhắm đến việc khai mở cho chúng sinh một con đường ra khỏi mê lộ vô minh, hầu đạt đến giải thoát khỏi khổ đau và sinh tử luân hồi. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, các đệ tử của Ngài về sau đã khai triển tư tưởng triết lý của Ngài thành nhiều pháp môn tu tập khác nhau, tựu chung gồm 10 tông phái,  trong số đó có Duy Thức Tông, một trường phái dựa trên học thuyết Duy Thức.

Học thuyết Duy Thức, ở đây gọi là Duy Thức Học hay Duy Thức Tông, với nội dung bao gồm nhiều yếu tố phức tạp, nói lên mối quan hệ giữa tâm thứcthực tại khách quan. Tư tưởng chính yếu của Duy Thức Học cho rằng mọi sự vật trong thế gian, kể cả con ngườivũ trụ, chỉ là sản phẩm của tâm (hay thức) hay nói một cách khác, đều do duy thức biến hiện. Mọi hiện tượng đều chỉ là thức, là cảm nhận của tâm, ngoài thức đang cảm nhận thì không có gì hiện hữu, không có một đối tượng khách thể, độc lập. Thế gian chỉ là ảo ảnh, hay tương tợ cảnh, bởi vì tất cả hiện thể đều không bền vững, không có tự thể (vô ngã), và không tồn tại (vô thường). 

Duy Thức Học, vì thế, cũng được xem như là một môn tâm lý học Phật giáo, giải thích về quy trình nhận thứctình trạng tâm thức của con người.

Vì đối tượng của tông này là nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích về bản chất và phẩm tính của mọi sự vật hiện hữu. Đây là một môn triết học tương đối cao siêu, chuyên nghiên cứu tri thứcnhận thức, tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự hiểu biết, tư duy, và khả năng suy luận của con người. Và vì vậy rất khó khăn cho những người muốn học hỏi do có rất nhiều thuật ngữ chuyên môn mới lạ và khó hiểu. Ngoài ra còn có quá nhiều sách vở về bộ môn Duy thức này, phần lớn có nguồn gốc từ chữ Hán văn cổ nên người thời nay khó học, khó tiếp thu.

May mắn thay, chúng ta có được bộ “T Đin Duy Thc Hc & Thut Ng Pht Giáo” song ngữ Việt Anh của tác giả Thiện Phúc.

Bộ tự điển song ngữ này gồm 5 quyển, mỗi quyển dày khoảng 800 trang giấy khổ lớn A4, được trình bày dưới hình thức hai cột và chữ sắp theo thứ tự mẫu tự ABC.

Về nội dung, tác giả giới thiệu một số thuật ngữgiáo lý căn bản Duy Thức Học bằng hai ngôn ngữ Việt Anh cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt giúp cho những sinh viên ở các trường Phật học, vừa muốn trau dồi tiếng Anh vừa muốn học hỏi về bộ môn Duy Thức.

Về tác giả Thiện Phúc, những người học Phật đều biết ông là một học giả uyên thâm về Phật học, nhưng không biết ông còn là một hành giả chuyên môn tu tập tại gia, ông có thời khóa tu tập hàng ngày và an cư hầu như suốt năm.

Cho đến nay ông đã biên tập và xuất bản các sách Phật học không kể hết, đứng đầu là các bộ

-Từ Điển Phật Học với bốn ngôn ngữ Việt-Anh-Sanskrit-Pali và bộ

-Từ Điển Thiền & Thuật Ngữ Phật Giáo Việt- Anh

-Cùng rất, rất nhiều bộ sách Phật học khác. (xem danh mục sách online tại Thư Viện Hoa Sen).

Có một điều khá lý thú, theo thống kê của Thư Viện Hoa Sen tác giả Thiện Phúc là một trong ba tác giả đứng đầu(*) trong số các tác giả có sách và bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen, có số lượng độc giả truy cập nhiều nhất, nhất là mỗi khi vừa post bài mới và thông qua địa chỉ IP address, chúng tôi ghi nhận số lượng người truy cập có gốc từ Bình Chánh, TP. HCM, Huế và Sóc Sơn, Hà Nội nhiều nhất. Ba nơi đó cũng chính là trú xứ của ba viện đại học lớn của Phật Giáo.

Xuyên suốt qua quá trình làm việc không mệt mỏi của tác giảchúng tôi được biết, chúng tôi xin mạn phép thay mặt độc giả có lời tán dương công đức của tác giả Thiện Phúc, người đã dấn thân phụng sự nhân sinh qua sự nghiệp hoằng pháp, vì đạo và đời, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh trong tinh thần vị thavô ngã của Phật giáo.

Xin trân trọng giới thiệu đến chư Tôn đức Tăng Ni Phật tử và quý độc giả bốn phương bộ tự điển“T Đin Duy Thc Hc & Thut Ng Pht Giáo” song ngữ Việt Anh (trọn bộ 5 quyển) ấn bản điện tử Ebook.

Tâm Diệu (Cư sĩ)
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

(*) Hai tác giả khác là Cư sĩ Nguyên Giác và Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

LI TA

Theo Phật giáo, Duy Thức Họcmôn học về Tâm và Thức. Tâm chính là thể của thức. Giáo thuyết về Duy Thức có thể được tìm thấy trong hầu hết các kinh điển Phật giáo, đặc biệt trong các kinh Lăng Già, Giải Thâm Mật, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, và Công Đức Trang Nghiêm. Duy Thức Tông còn gọi là Duy Thức Gia hay Pháp Tướng tông. Giáo lý duy thức cho rằng chỉ có duy thức bên trong là thực hữu chứ không phải là những vật thể bên ngoài. Học thuyết của Duy Thức tông chú trọng đến tướng của tất cả các pháp; dựa trên đó, luận thuyết về Duy Thức Học được lập nên để minh giải rằng ly thức vô biệt pháp hay không có pháp nào tách biệt khỏi thức được. Mục đích chính của Duy Thức Họcchuyển hóa tâm trong tu hành để đi đến giác ngộgiải thoát. Mặc dù tông nầy thường được biểu lộ bằng cách nói rằng tất cả các pháp đều chỉ là thức, hay rằng không có gì ngoài thức; thực ra ý nghĩa chân chính của nó lại khác biệt. Nói duy thức, chỉ vì tất cả các pháp bằng cách nầy hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức. Thuyết nầy dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm, tam giới chỉ hiện hữu trong thức. Theo đó thế giới ngoại tại không hiện hữu, nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả. Tại Ấn Độ, tông phái nầy chuyên chú vào việc nghiên cứu Duy Thức Luận và các kinh sách cùng loại, nên có tên là Duy Thức Tướng Giáo. Tác giả các bộ sách nầy là Vô TrướcThiên Thân, họ từng có một đệ tử xuất sắc là Giới Hiền, một người Ấn Độ, sống trong tu viện Na Lan Đà. Giới Hiền là người đã lập ra Duy Thức Tông tại Ấn Độ và có nhiều công lao trong việc sắp xếp các kinh điển Phật Giáo. Sau khi trở về với Đại Thừa, Thế Thân đã hệ thống hóa các quan điểm triết học của Du Già Tông, đã quy định chủ điểm của tông nầy là “Duy Thức,” đặt sự hiện hữu của tất cả ngoại giới nơi thức. Nói tắt là chỉ có thức hiện hữu. Trên phương diện thể tánh luận, tông nầy đứng giữa các tông phái chấp “Hữu” và chấp “Vô.” Nó không chấp vào học thuyết tất cả mọi sự thể đều hiện hữu, vì quan niệm rằng không có gì ngoài tác động của tâm, cũng không chấp vào học thuyết chẳng có gì hiện hữu, vì quả quyết rằng có sự hiện hữu của các thức. Tông nầy hoàn toàn tán đồng học thuyết “Trung Đạo,” không bao giờ đi đến cực đoan của chủ trương “hữu luận” cũng như “vô luận.” Như vậy tông nầy có thể được mệnh danh là “Duy Tâm Thực Tại Luận” hay “Thức Tâm Luận.” Danh hiệu chính thức của nó là “Duy Thức,” hay Tánh Tướng Học, khảo cứu về bản tánhsự tướng của các pháp.

Đây không phải là bộ Tự Điển Việt-Anh bình thường, đây cũng không phải là Toàn Tập Thuật Ngữ Duy Thức Học. Đây chỉ là một bộ sách nhỏ gồm những từ ngữ Duy Thức HọcPhật giáo căn bản, hay những từ thường hay gặp trong những bài thuyết giảng về Duy Thức Học, với hy vọng giúp những Phật tửhành giả nào mong muốn tìm hiểu thêm về những bài giảng về Duy Thức Học bằng Anh ngữ. Đức Phật đã bắt đầu thuyết giảng Phật pháp 26 thế kỷ về trước mà giáo lý thật là thậm thâm rất khó cho bất cứ ai trong chúng ta thấu triệt, dù bằng chính ngôn ngữ của chúng ta. Bên cạnh đó, không có  từ ngữ tương đương Việt hay Anh nào có thể lột trần được hết ý nghĩa của nhiều từ ngữ Phạn Pali và Sanskrit. Lại càng khó hơn cho người Việt chúng ta tránh những diễn dịch sai lầm khi chúng ta đọc những kinh điển được Việt dịch từ những kinh điển Đại thừa của Trung Hoa. Trong bộ sách này tôi đã mạo muội bỏ tất cả những dấu của chữ Hoa và Sanskrit cũng như Pali được viết theo mẫu tự La Tinh vì tôi thiết nghĩ chúng chỉ làm cho những độc giả thông thường bối rối thêm mà thôi. Riêng đối với các bậc học giả uyên thâm chữ Hoa và chữ Bắc Phạn cũng như Nam Phạn, thì những dấu này thật sự không cần thiết, vì họ sẽ nhận ra được ngay nguyên ngữ chữ Hoa và chữ Phạn.

 Cho đến khi nào có được một bộ Từ Điển Thuật Ngữ Duy Thức Học hoàn chỉnh, tôi đã mạo muội biên soạn những thuật ngữ thường dùng của Duy Thức Học Phật giáo cũng như những từ ngữ liên hệ với Duy Thức Học Phật giáo trong suốt gần hai mươi năm qua. Đồng ý là có rất nhiều lỗi lầm và sai sót trong những tập sách nhỏ nầy và còn lâu lắm những quyển sách nầy mới được xem là hoàn chỉnh, tuy nhiên, với ước mong chia xẻ chân lý, chúng tôi đã không ngần ngại cho xuất bản và truyền bá những quyển sách nầy đến tay mọi người. Hơn nữa, chính Đức Từ Phụ đã từng dạy: “Trong pháp Bố Thí, bố thí Pháp hay bố thí món quà chân lý Phật pháp là cách cúng dường cao tuyệt nhứt trên đời nầy.” Bộ Từ Điển nhỏ có tựa đề “Từ Điển Duy Thức Học & Thuật Ngữ Phật Giáo” này không phải là một bộ từ điển đầy đủ về triết thuyết Duy Thức của Phật Giáo, mà nó chỉ trình bày một số thuật ngữ căn bảngiáo lý cốt lõi của Đạo Phật về Duy Thức Học. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Từ Điển Duy Thức Học & Thuật Ngữ Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu một cách tổng quát một số thuật ngữgiáo lý căn bản Duy Thức Học cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc. Một lần nữa, hy vọng bộ sách nhỏ nầy sẽ thật sự giúp ích cho những ai muốn tìm biết thêm về Duy Thức Họcchân lý thực tánh vạn hữu. Như đã nói trên, đây không phải là một tuyệt tác hoàn chỉnh, vì thế chúng tôi chân thành cảm tạ sự chỉ dạy của chư học giả và các bậc cao minh. Tôi cũng xin được thâm tạ thầy bổn sư là cố Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, người Sáng Lập và là Pháp Chủ Đầu Tiên của Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, và chư Tăng Ni đã từng giúp đở tôi trong tiến trình biên soạn tập sách này, cũng như những người trong gia đình đã trợ giúp tôi rất nhiều. Và trên hết, tác giả xin trước cung kính cúng dường lên ngôi Tam Bảo, sau thành kính hồi hướng tất cả công đức nầy đến chúng sanh muôn loài trong quá khứ, hiện tạivị lai. Những mong ai nấy đều thấy được sự lợi lạc của Phật pháp, để một ngày không xa nào đó, pháp giới chúng sanh đồng sanh về cõi Niết Bàn miên viễn.                

Anaheim, California

Thiện Phúc

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/04/2024(Xem: 46277)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.