Vào Hoa Nghiêm Nhất Chân - Phần 1

22/02/20244:02 SA(Xem: 670)
Vào Hoa Nghiêm Nhất Chân - Phần 1
VÀO HOA NGHIÊM NHẤT CHÂN 
PHẦN 1

Trần Trọng Sỹ
hoa-sen
PDF icon (4)VÀO HOA NGHIÊM NHẤT CHÂN-1


"Tout comme un orfèvre teste son or en le 
chauffant, en le coupant et en le frottant, de la 
même façon vous devez examiner mes paroles et 
les accepter – mais jamais par respect seulement."


* Dẫn nhập

Người Việt Nam đa phần biết Đường tăng qua tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân chứ ít ai thực sự đọc tự truyện Đại Đường Tây Vực Ký do chính Trần Huyền Trang thủ bút. Phải công nhận Trung Hoa đã sản xuất ra nhiều danh tác mà người Việt thường say mê đọc. Xưa thì có Tam Quốc Chí của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần; nay thì có kiếm hiệp của Kim Dung, Ngọa Long Sinh, Cổ Long... và gần đây nhất lại có những tác giả trẻ viết tiểu thuyết "xuyên không" và "toán pháp"như Huỳnh Dị, Phượng Ca... Nói chung, Trung quốc là cái nôi văn hóa ngay cả Nhật Bản cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng của nó nói chi Việt Nam và Hàn Quốc.

Tôi đọc Hoa Nghiêm Kinh "dĩ Nhất Chân pháp giới vô tận duyên khởi vi lý thú” ( 以一眞法界無盡緣起为理趣 - dùng Nhất Chân pháp giới vô tận duyên khởi làm lý thú).

Từ "lý thú" tuy rất dễ hiểu, nhưng với tôi, từ này đã được Việt hóa đến mức rất thông dụng, ý nghĩa vì vậy trở nên khá "phàm tục", nên khi thấy nó chen vào kinh điển nhất thừa, tôi nghi ngờ sự hiểu biết của tôi chưa đủ lực đi sâu vào huyền nghĩa Hoa Nghiêm, nên cầu cứu ngay từ điển. Tôi chẳng dám để mình bị sự hồ nghi ngăn chặn . Đúng vậy, tĩnh từ "lý thú" rất thường được thốt ra từ đầu môi chót lưỡi của bất kỳ người Việt nào, bất kể trình độ nào, ai ai cũng hiểu lý thú là gì. Chẳng hạn người ta hay nói, đó là câu chuyện lý thú, đây là trò chơi thú vị, kia là là nơi tham quan thích thú, hoặc nghe nhạc phẩm này chẳng hứng thú gì cả v.v, nói chung từ "thú" có cái gì khá phàm tục, khiến khi tôi gặp nó giữa giòng kinh, tôi sững lại ít nhất là nhiều phút để xem mình có nhầm lẫn không ? Làm sao mà một từ vựng "phàm tục" như vậy lại có thể được chen chân vào giữa rừng ngôn ngữ đầy "thánh triết" của Hoa Nghiêm Tam Muội ?



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.