Đơn Âm Nhất Thiết Như Lai Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa Kinh

11/01/20243:48 SA(Xem: 3471)
Đơn Âm Nhất Thiết Như Lai Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa Kinh

Đoản Luận về:
ĐƠN ÂM NHẤT THIẾT NHƯ LAI MẪU BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA KINH

- Làng Đậu -

 

Kính Quý độc giả,

Nhân dịp kỷ niệm Chung Thất ngày thị tịch của vị Thầy kính mến Tuệ Sỹ, xin giới thiệu đến quý độc giả một tập san Phật học được Thầy trong vai trò hướng dẫn (chủ biên). Tập san này nhằm giới thiệu đến quý độc giả các tiểu luận, đoản văn và các biên khảo ngắn rất có giá trị học thuật về Phật giáo. Chủ đề các bài viết từ Tập san không bị giới hạn trong phạm vi triết học mà bao trùm tất cả các phân môn kể từ nghệ thuật, văn chương, luận lý… cho chí đến các thực hành Phật giáo của các tông phái. Trong số các bài viết, có cả những bài phản biện lên chính các ý kiến của thầy chủ biên (Tuệ Sỹ)[1].

Trong mỗi tập được xuất bản, đều có sự chọn lọc trích đăng các bài viết ngắn của thầy Tuệ Sỹ.

Đó là Tập San Phật Học Luận Tập.


Phật Học Luận Tập được nhà Hương Tích xuất bản lần đầu tiên (số 1) vào tháng 05 năm 2017 (267 trang). Kể từ đó, tập san này đã liên tục phát hành, đến nay đã cho ra đời được 10 tập. Tập cuối vừa được xuất bản năm 2023.  Nhiều trong số các Tập San đã “cháy hàng”. Hy vọng nhà Hương Tích sẽ cho tái bản các bản luận tập cũ đã hết gtrong tương lai gần.

Theo như trao đổi với thầy thích Hạnh Viên, đại đệ tử của thầy Tuệ Sỹ, thì Tập San này sẽ tiếp tục phát hành và cho đăng hay tái đăng các bài viết của Ôn Tuệ Sỹ về nhiều chủ đề khác nhau mà thầy Hạnh Viên vẫn lưu giữ, sưu tập lại trong nhiều thập kỷ tu học với thầy Tuệ Sỹ.

Để tránh mua hay thỉnh nhầm các ấn phẩm giả mạo và đắt giá hơn định mức chính thức, kính xin quý độc giả liên lạc về nhà Hương Tích tại địa chỉ WEB https://sachhuongtich.com/.  Quý pháp hữu ở nước ngoài có thể tìm đặt trên amazon với từ khóa tìm kiếm: “Phat Hoc Luan Tap”.

Như là một ví dụ, xin giới thiệu đến quý độc giả một bài viết trích trong Hương Tích - Phật Học Luận Tập, tập 9 – 2022. Về Kinh Đơn Âm Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

–––––––– Nội Dung Một Bài viết Trích Trong Phật Học Luận Tập số 9, đã xuất bản năm 2022 –––––––

Đoản Luận về:
ĐƠN ÂM NHẤT THIẾT NHƯ LAI MẪU BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA KINH

- Làng Đậu -

Tranh bìa kinh điển Phật Mẫu Bát-Nhã Ba-la-mật-đa tại Tây Tạng
Tranh bìa kinh điển Phật Mẫu Bát-Nhã Ba-la-mật-đa
tại Tây Tạng

Bài này được khởi viết vào ngày 21/01/2022 (ngày Hoa Kỳ) cũng là vào lúc sư Nhất Hạnh ra đi, xin gửi đến ông lời cầu chúc an nhiên.

Dẫn nhập: Bài viết về một kinh điển rất ngắn, có lẽ là kinh ngắn nhất trong tất cả các kinh Đại thừa, nhưng nội dung của nó cũng sẽ không dễ, nếu không có sự cẩn trọng đủ mức thì có thể dẫn đến cách hiểu hời hợt hay thậm chí sai lạc. Để giúp soi rọi thêm phần nào ý nghĩa của kinh này, chúng ta hãy tìm hiểu thêm một ít chi tiết về hệ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do vậy, chúng tôi xin phép trình một số đặc điểm về bộ kinh Bát-nhã trước khi đi vào bản dịch của kinh Đơn Âm Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Bài viết cũng không có chủ đích giải kinh mà chỉ nêu ra vài ý kiến trong việc tìm hiểu ý nghĩa của kinh này.

Về Hệ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Bát-nhã), nhà nghiên cứu Phật học lừng lẫy Adward Conze nhận định: “Văn điển Bát-nhã, vỹ đại, thậm thâmcốt lõi cho việc học hiểu Đại thừa”[2]. Hệ kinh này được xem là bộ kinh liễu nghĩa chủ chốt của bộ phái Trung Quán Ứng Thành vốn được truyền bá một cách đặc biệt phổ cập ở các tự viện Tây Tạng, và được xem là bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo Mật Tông Tây Tạng[3].

Về nguồn gốc thực sự, thì không ai có đủ chứng cớ để xác định thời điểm chính xác ra đời của hệ kinh này. Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương cho rằng hệ kinh này có lẽ xuất hiện từ thế kỷ thứ Nhất trước Tây Lịch[4]. Đây cũng là hệ kinh Đại thừa sớm nhất được biết[5]. Ngoài các chứng liệu lịch sử, một lý do khác để người ta có thể tiếp nhận về kết luận trên là việc dựa vào các dữ liệu về 3 lần chuyển Pháp Luânđức Phật có đề cập trong kinh Giải Thâm Mật[6],[7]:

Lần Chuyển Luân thứ nhất, có đề cập về vô ngã, nhưng chỉ giới hạn trong hữu tình giới (nhân vô ngã) và không nói về vô ngã của thế giới vật chất (pháp vô ngã) cũng như là rất hiếm khi nhắc về sự thiếu vắng tự tánh của các pháp. Các giáo pháp này chính là giành cho người tu Tiểu thừa chẳng hạn như Tứ Diệu Đế, Bát chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên… kể đến chính trong kinh Chuyển Pháp Luân.

Lần Chuyển Luân thứ hai, nội dung tập trung vào các ý chỉ về tánh vô ngã của tất cả các pháp bất kể là tâm hay pháp giới, các phương tiện bồ-tát đạo, và các phương tiện Ba-la-mật-đa. Giữa hai lần Chuyển Luân, đã có sự khác nhau nhiều. Đây tập trung dạy cho hành giả Đại thừa. Giáo pháp trọng yếu chính trong các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lần chuyển Pháp Luân thứ ba, giải thích sâu hơn: giúp chỉ ra sự phân biệt giữa các pháp vốn không có tự tính bao gồm các pháp mà bản chất có được từ các thể tính khác truyền năng cho (y tha khởi), cũng như là các pháp có được do sự gán đặt dựa trên các ấn tượng cá nhân (biến kế sở chấp), và các pháp có bản chất xác lập xuyên suốt bao gồm các tánh Không (viên thành thật). Lần giảng này đức Phậtgiảng giải về Phật tánh cho hành giả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. Kinh điển quan yếu, theo đó là Giải Thâm Mật, Đại Bát-niết-bàn
Một giải thích khác về sự xuất hiện của bộ kinh này là dựa trên huyền thoại về tiểu sử của ngài Long Thụ. Vì đã có lần theo lời mời của Long Vương, ngài đã đi thăm và giảng pháp của chúng sanh ở đó. Nhân dịp này, Long Thụ đã thỉnh về các bộ kinh Bát-nhã, và như thế, hệ kinh này được lan truyền rộng rãi do Long Thụ giảng giải. [8]

Toàn bộ các kinh Bát-nhã bao gồm 17 kinh chia làm hai phần: Mẫu kinh bao gồm các kinh dài và trung và phần Tử kinh bao gồm các kinh ngắn. Truy trong nội dung Kangyur Dege thì các kinh Bát-nhã Đại thừa được chép trong tổng cộng 13 quyển Mẫu (volume) từ 14 đến 25, và quyển 34 bao gồm các kinh Tử còn lại.  Với bối cảnh chung là lời đối đáp của đức Phật với các đại bồ-tát hay giữa các vị đại bồ-tát với nhau, có sự nhập quán của đức Phật[9].

Kinh văn:

Bản kinh Đơn Âm Nhất Thiết Như Lai Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Đơn Âm) được tìm thấy trong Đại Tạng kinh Dege Adarsha Vol 34-1-47b. Toàn văn như sau[10]:

༄༅༅། །རྒྱ་གར་སྐད་དུ། ཨེ་ཀ་ཨཀྵ་རཱི་མཱ་ཏཱ་ནཱ་མ་སརྦ་ཏ་ཐཱ་ག་ཏ་པྲཛྙཱ་པཱ་ར་མི་ཏཱ།

Tựa đề Phạn ngữ: Ekākṣarī-mātā-nāma-sarva-tathāgata-prajñā-pāramitā

 

བོད་སྐད་དུ། དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་ཐམས་ཅད་ཀྱི་ཡུམ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་མ་ཡི་གེ་གཅིག་མ་ཞེས་བྱ་བ།

Tựa đề Tạng ngữ (dịch nguyên nghĩa) gọi là Đơn Âm Nhất Thiết Như-lai Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa

 

ཡུམ་ཆེན་མོ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་མ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །

Xin hồi hướng lên đấng Đại Mẫu Bát Nhã Ba-la-mật-đa.

 

འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན། བཅོམ་ལྡན་འདས་རྒྱལ་པོའི་ཁབ་བྱ་རྒོད་ཕུང་པོའི་རི་ལ།

Tôi nghe như vầy, một thuở Thế Tôn ngụ tại thành Vương Xá, trên đỉnh Linh Thứu sơn

 

དགེ་སློང་གི་དགེ་འདུན་ཆེན་པོ་བརྒྱ་ཕྲག་ཕྱེད་དང་བཅུ་གསུམ་དང།བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་བྱེ་བ་ཁྲག་ཁྲིག་མང་པོ་དང་ཐབས་ཅིག་ཏུ་བཞུགས་སོ། །

cùng với chúng đại Tỳ-kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị và vô lượng chư Bồ-tát Ma-ha-tát.

 

དེའི་ཚེ་བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་ཚེ་དང་ལྡན་པ་ཀུན་དགའ་བོ་ལ་འདི་སྐད་ཅེས་བཀའ་སྩལ་ཏོ། །

Lúc đó, Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan

 

ཀུན་དགའ་བོ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་མ་ཡི་གེ་གཅིག་མ་ཞེས་བྱ་བ་འདི་སེམས་ཅན་རྣམས་ལ་ཕན་པ་དང་བདེ་བའི་ཕྱིར་ཟུང་ཤིག །

Này A-nan, vì lợi lạc và phước hạnh của toàn thể chúng sinh hữu tình, hãy nhớ rõ Đơn âm trí huệ (Bát-nhã) Ba-la-mật-đa này trong một âm,

 

འདི་ལྟ་སྟེ། ཨ།

đó là âm 'ཨ།'" (đọc như là âm 'a' ngắn và rõ) [11].

 

བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་དེ་སྐད་ཅེས་བཀའ་སྩལ་པ་དང། ཚེ་དང་ལྡན་པ་ཀུན་དགའ་བོ་དང། དགེ་སློང་དེ་དག་དང། བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ་དེ་དག་ཐམས་ཅད་ཀྱིས་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་རྗེས་སུ་རྟོགས་ཤིང་ཡི་རངས་ནས། བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་གསུངས་པ་ལ་མངོན་པར་བསྟོད་དོ།

Khi Thế Tôn vừa nói điều này xong, Tôn giả A-nan cùng với chúng đại tì-kheo và chư Bồ-tát Ma-ha-tát, tất cả thấu hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa rồi thì đều hoan hỉ tán dương lời dạy của Thế Tôn.

 

།དེ་བཞིན་གཤེགས་པ་ཐམས་ཅད་ཀྱི་ཡུམ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་མ་ཡི་གེ་གཅིག་མ་ཞེས་བྱ་བ་རྫོགས་སོ།།

Theo đây, kết thúc kinh Đơn Âm Nhất Thiết Như-lai Mẫu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

(Làng Đậu cẩn dịch,

Xin hồi hướng lên sự giải thoát của mọi chúng hữu tình, và xin nhận lỗi nếu có sai sót trong bản dịch Việt của kinh Đơn Âm trên)

 

Viết về Đơn Âm, trong bài giảng Tổng Quan về các Đạo Pháp của Phật Giáo Tây Tạng [12], Thánh đức Dalai Lama (HHDL) có nói về bản kinh này như sau:

“Chẳng hạn, khi đức Phật dạy các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì bản kinh ngắn nhất (chỉ) bao gồm một đơn âm ‘Ah’ (*). Bản kinh này được kể là bao trùm toàn bộ ý nghĩa của các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nhưng điều đó hoặc sẽ thật là đơn giản hoặc sẽ thật là khó khăn nếu chúng ta cố gắng để nghiên cứu Bát-nhã Ba-la-mật-đa trên cơ sở của bản kinh này. Phát âm ‘Ah’ thì thật đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã hiểu ý nghĩa của kinh.”

(*) Tại điểm đánh dấu như này, Minh Tiến[13] đã chèn vào một đoạn chú giải nguyên văn như sau:

Tức là chữ (ah) trong Phạn ngữ, được xem là mẫu tự gốc, có ý nghĩa quan trọng và được đề cập trong nhiều kinh điển. Trong Kinh Đại Bát Niết-bàn, Quyển 8, Phẩm Tánh Như Lai, phần 5, có đoạn nói về âm A như sau: “Âm a tức là A-xà-lê. A-xà-lê nghĩa là gì? Nghĩa là ở trong thế gian được xưng là thánh. Sao gọi là thánh? Thánh, gọi là không dính mắc, ít ham muốn, biết đủ, cũng gọi là trong sạch, có thể cứu độ chúng sanh vượt ra ngoài Ba cõi, vượt khỏi biển lớn sanh tử. Đó gọi là thánh. Lại nữa, A nghĩa là tiết chế điều độ, tu trì giới hạnh trong sạch, thuận theo oai nghi. Lại nữa, A nghĩa là nương theo bậc thánh, nên học mọi oai nghi trong việc tới lui, cử động, cúng dường, cung kính lễ bái Tam Tôn, hiếu dưỡng cha mẹ, tu học Đại thừa. Những kẻ nam người nữ lòng lành giữ đủ các giới cấm cùng các vị đại Bồ Tát đều gọi là bậc thánh. Lại nữa, A gọi là răn dạy, như nói rằng: ‘Các ông nên làm việc như thế này, đừng làm việc như này.’ Như ai có thể ngăn chặn những pháp trái oai nghi, gọi là bậc thánh. Vì thế nên gọi là A. “Trong một số kinh điển khác, chữ A cũng thường được nhắc đến như là một biểu tượng có hàm nghĩa rất rộng.

Về chú giải này, theo thiển ý có những khập khiển cần được xem xét:

  1. Âm ‘A’ ở đây sao biết đó là A-xà-lê (Ārya)? Nếu chỉ dựa trên kinh Đại Bát-niết-bàn (Bát-niết-bàn) dạy thế nào thì cứ việc áp lên Đơn Âm thế ấy thì liệu có chính xác không? Và hễ kinh nào nói về âm ‘A’ cũng đều dùng cách áp đặt này sao?

Thứ nhất, kinh Đơn Âm được truyền bá trong lần Chuyển Luân thứ Nhì vốn tập trung vào chủ đề Không tánh (và các khái niệm liên quan). Và kinh Bát-niết-bàn, được giảng sau đó ở lần chuyển Luân thứ Ba vốn tập trung dành cho các giảng giải tập trung đến Duy thứcPhật Tánh thì liệu rằng việc áp một chữ tắt thuộc hệ kinh này gắn vào hệ kinh kia (mà chưa chắc nó là dạng viết tắt) thì liệu có phù hợp không? Thứ hai, trừ khi tìm được dẫn luận từ chính đức Phật liên hệ đồng nghĩa không thể chối cãi giữa hai yếu tố này, bằng không lối giải thích như vậy, e rằng chỉ là một việc thiếu cân nhắc.

  1. Xa hơn chút nữa, nếu suy tưởng chữ ārya (Thánh, a-xà-lê) từ các hệ kinh khác hẳn, rồi từ đó đưa vào các răn dạy về tư tưởng, nếp ăn ở, cư xử, và hành lễ … để cho rằng đó là âm ‘A’ ám chỉ trong kinh Đơn Âm, thì cách nghĩ như vậy có khớp không? Câu hỏi ở đây thật sự sẽ đơn giản hơn nếu như người viết những điều này có một chút tìm hiểu đến nội dung các kinh Bát-nhã cùng với lời thuật trong mạch văn đang dịch của đức HHDL.

Lấy thêm một nhận xét đơn giản: Trong tất cả các bản kinh Bát-nhã, thì những nhân vật chính nào trong đó hỏi, nghe, và đáp về điều gì?  Ở đây, thật rõ ràng tất cả các nhân vật trong đối thoại đều đã là các Bồ-tát. Liệu trong trường hợp nghe một kinh vô cùng xúc tích, cốt lõi, và cực ngắn và có ý nghĩa bao trùm này, thì thông điệp của một âm phải nên là điều gì: cách ăn-mặc-ở-hành vi, chỉ đơn thuần mang nghĩa của thuật ngữ Thánh, hay thật sự nó ám chỉ đến chìa khóa tối yếu để giải thoát[14]?

  1. Theo như bản dịch, thì bài giảng nói về một bản kinh đã được dịch ra Tạng ngữ. Lấy gì để bảo đảm rằng chữ ‘trong Tạng ngữ này chính là chữ ‘A’ trong Phạn ngữ? Nói vậy, chẳng khác gì chữ ‘b’ trong tiếng Pháp có nghĩa là “con bò con” vì trong tiếng Việt (và Pháp) nó kêu lên thành âm “bê”.

Do đó, cách hiểu và chú giải này có vẻ thiếu căn cứ đủ xác đáng và cần được xem xét kỹ lại.

Trở về đoạn văn mà đức HHDL nhắc nhở. Dường như ngài đã có một hướng dẫn nhỏ cho người đọc về một cách nhìn và hiểu thống nhất về Đơn Âm thông qua toàn bộ các kinh Bát-nhã bằng vế câu tiếp theo: ‘Bản kinh này được kể là bao trùm toàn bộ ý nghĩa của các kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Thật sự nếu nó mang ý nghĩa bao trùm, vậy thì chúng ta có thể rút ra ý nghĩa gì bao trùm (mệnh đề nguyên văn ‘encompass the entire meaning’) như thế? Phân tích theo hướng dẫn này dường như sẽ giúp người học định hướng đúng hơn để tìm hiểu ý kinh:

  1. Về khung cảnh: kinh này hoàn toàn tương tự như các kinh Bát-nhã khác. Tức là sự trao đổi ý kiến giữa các bậc đại bồ-tát.
  2. Về Nội dung: tạm thời trong Đơn Âm, chúng ta khả dĩ chưa đưa ra được kết luận đủ sâu, nhưng nếu có biết qua nội dung một số kinh Bát-nhã khác và nhìn vào các nội dung đó, thì rõ ràng Kinh Đơn Âm sẽ đi theo cùng một nội dung. Ở đây, nội dung chính của tất cả kinh Bát-nhã như chúng ta đều biết là dạy về Tánh Không và các điểm liên can.
  3. Kinh này không tìm thấy trong Đại Tạng tiếng Hán cổ điển. Xa hơn nữa, do xu hướng Duy thức chiếm ưu thế[15], nên các kinh Bát-nhã hầu như không được xem là liễu nghĩa (tức đều là diễn nghĩa) tại các nước theo cùng truyền thống Hán dịch.  Nhưng ngược lại, các kinh Bát-nhã được truyền giảng và tán dươngvai trò liễu nghĩa trong Mật tông Tây TạngTrung Quán tông. Theo như cách xác định một kinh là “liễu nghĩa” của phái Trung Quán thì: Kinh có nội dung nói về tánh Không hay Chân đế, thì đó là kinh liễu nghĩa. Như vậy, có chăng nội dung chính của kinh Đơn Âm cũng là ý “bao trùm” của mọi kinh Bát-nhã. Đến đây thì chắc đã khá rõ âm ‘A’ này phải nói về tánh Không.
  4. Bên cạnh các ý nghĩa thông dụng (Hiển nghĩa), các kinh Bát-nhã đều có mang theo ý nghĩa thâm sâu khác là Mật nghĩa. Như vậy trường hợp này thì vai trò của chữ ‘A’ cũng có thể được mang một ý nghĩa thâm mật nào đó khớp với mật nghĩa của các kinh Bát-nhã khác. Mật nghĩa có thể có nhiều dụng ý cho việc thực hành riêng cho các đệ tử đã có quán đảnh trong Mật tông, việc miêu tả các mật nghĩa sẽ ra khỏi nội dung bài viết nên sẽ không được trình bày ở đây.
  5. Xa hơn nữa, nếu để ý: những bản kinh càng ngắn (Kim Cang Kinh, Tâm Kinh...) càng có các chỉ dạy sâu hơn, cốt lõi hơn vào các tu tậpnhận thức ở giai đoạn thâm nhập Không tánh, thì xu hướng này cũng sẽ áp dụng lên Đơn Âm. Cùng với ý chỉ “bao trùm” và “sẽ thật là khó khăn nếu chúng ta cố gắng để nghiên cứu Bát-nhã Ba-la-mật-đa trên cơ sở của bản kinh này”, có nên chăng là, chúng ta khả dĩ tìm để hiểu thấu các kinh Bát-nhã khác (dài hơn) làm nền tảng, thì sẽ giúp hiểu tốt, dễ hơn lên kinh Đơn Âm này (sau khi đã thực nghiệm được ý Bát-nhã Ba-la-mật-đa).

Dĩ nhiên, người viết bài này cũng không thể tự cho là mình biết bao nhiêu về ý nghĩa kinh mà chỉ cố gắng loại trừ các sai lạc và đề nghị hướng tư duy cho ý nghĩa của âm ‘A’ trong kinh được hợp lý hơn. Người viết bài đã được một hướng dẫn của một đạo sư người Tạng, nói về Hiển nghĩa, dường như khế hợp hơn trong ngữ cảnh của Đơn Âm xin chia sẻ lại như sau:

Âm ‘A’ ngắn mang theo ý nghĩa phủ định (cách viết Tạng này, có nguồn gốc từ một dạng trình bày theo cách phủ định một chữ Phạn. Thí dụ atman (ngã) -> anatman (vô ngã), saṅga (chấp trước) -> asaṅga (vô chấp trước) …). Với cách hiểu như thế, trong Tạng ngữ, thì đó là biểu tượng phủ nhận sự tồn tại tự tánh. Tức, ý nghĩa thật sự của âm này là “Không tánh”. Theo đó, rõ ràng Kinh Đơn Âm chỉ nói về tánh Không tức là một kinh liễu nghĩa theo Trung Quán. Hơn nữa, Tánh Không vốn là khái niệm “bao trùm” mà tất cả các kinh Bát-nhã đều nói đến, nó hoàn toàn khế hợp với giảng giải của đức HHDL trong đoạn văn đề cập trên. Và để hiểu nó (bao gồm cả nghĩa tánh Không và nghĩa Mật trong kinh Đơn Âm) thì thật không phải ai nói hiểu và phát âm đúng cũng là đã hiểu.

 

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Edward Conze. The Prajnaparamita Literature. 2nd Ed. Tokyo the Reiyukai. 1978
  2. Lobsang Norbu. Indian Buddhist Paṇḍits. Trans. Tsonawa. Library of Tibetan Works and Archives. 1985.
  3. Kangyur, Tengyur. The source scriptures of Tibetan Dege Kangyur, Tengyur, and others. adarsha.dharma-treasure.org. 2018. Accessed: Jan.23.2022.
  4. www.britannica.com/topic/Prajnaparamita-Buddhist-literature.
  5. en.wikipedia.org/wiki/Prajnaparamita.
  6. Mang, Stefan. One-Syllable Prajñāpāramitā. lotsawahouse.org. trans ver. 1.2-20211116. 2019. Source: www.lotsawahouse.org/words-of-the-buddha/one-syllable-perfection-of-wisdom.
  7. Dalai Lama. A Survey of the Paths of Tibetan Buddhism. His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet.  Trans. Thupten Jinpa & Jeremy Russell. London 1988. © The Foundation for Universal Responsibility.
  8. 8.       Nguyễn Minh Tiến. Tổng Quan Về Các Pháp Môn Trong Phật Giáo Tây Tạng. Liên Phật Hội. 2016
  9. Tuệ Uyển. Tổng Quan Về Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng. His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet. Trans. Tuệ Uyển. 2010.
Jeffrey Hopkins. Cutting Through Appearances. Lundhup Sopa. Trans. Jeffrey Hopkins.Snow Lion. 1976


[1]Chẳng hạn trong tập 9 có bài viết tựa đề Đọc Và Phản Biện Tuệ Sỹ: “Tổng Quan Về Nghiệp” của Nguyễn Hữu Liêm.

[2]Conze P.v.

[3]Xem thêm chi tiết trong nghiên cứu của Conze P.13. Về ảnh hưởng của Bát-nhã lên Mật tông Tây Tạng, xem Conze P.24, một cách ngắn gọn, ảnh hưởng này đã có ngay từ những ngày đầu tiên Phât pháp thâm nhập vào Tây Tạng bởi hai nhà Duy thức - Trung Quán tôngTịch HộLiên Hoa Giới, cũng như là có một phần nhỏ ảnh hưởng của Maha-Diễn, thuộc Đại thừa Trung Hoa, trong giai đoạn đó, ông ta đã trích dẫn kinh Bát-nhã trong thuyết giảng của mình.

[4]Xem thêm chi tiết tại các trang web bách khoa thư của Britannica và của Wikipedia về chủ đề Prajñāpāramitā.

[5]Ở đây, người ta chưa thể chứng minh hay phản chứng được rằng các kinh điển này là của Phật thuyết hay không, mà chỉ dựa trên các lập luận hay các chứng liệu khảo cổ để tìm ra niên đại gần đúng về các bản kinh được xem là ghi chép lại lời Phật dạy. Việc đào sâu vào gốc gác của kinh điển Đại thừa hay Mật tông nằm ngoài khuôn khổ của đoản luận này. Hơn nữa, các chứng liệu khảo cổ thì đã đủ để xác định sự có mặt của nó ít nhất là vào thế kỷ thứ I trước Tây Lịch (en.wikipedia.org/wiki/Prajnaparamita).

[6]Trong Đại Tạng kinh Tây Tạng có một số kinh dạy về các lần chuyển Pháp Luân của đức Phật đặc biệt là kinh Dege Adarsha Vol.49-1-24a – 49.1-25a, kinh Giải Thâm Mật, có đề cập đến các lần chuyển Pháp Luân bắt đầu từ đoạn “།བཅོམ་ལྡན་འདས་ཀྱིས་དང་པོར་ཡུལ་བཱ་རཱ་ཎ་སཱི་དྲང་སྲོང་སྨྲ་བ་” (Đức Phật lần đầu tiên tại Vārāṇasī trực tiếp nói …) 

[7]Xem thêm chi tiết Hopkins P.171-173, cũng như việc phái Duy thức xem kinh Bát-nhã là kinh “diễn nghĩa” (P.276-277), và về các nhận định thế nào là liễu nghĩa trong các phái Trung Quán Tục Tự Tánh (P.296-297), và Trung Quán Ứng Thành (P.319-320).

[8]Norbu P.3-4

[9]Nhân vật chính hỏi và nghe trả lời hầu hết là các bồ-tát Tu-bồ-đề (Subhūti), Xá-lợi-tử (Śāriputra), hay A-nan (Ānanda) người đáp là đức Phật hay Quán Tự Tại.

[10]Duyên của bài viết này là như sau: Bản dịch kinh Đơn Âm nguyên được dịch giả Làng Đậu (LĐ) dịch từ năm 2012, nhân dịp LĐ tái trao quyền dịch thuật của mình cho Tuệ Uyển (Tháng 8 2012) tác phẩm A Survey of The Paths of Tibetan Buddhism (SPB) - và LĐ chỉ đứng vai hiệu đính. Gần đây (tháng 12, 2022), do yêu cầu của một đạo hữu muốn sử dụng bản dịch Đơn Âm Bát-nhã này, bản dịch của kinh đã được xem lạiso sánh với chánh văn Tạng ngữ. Trong lúc truy cứu, LĐ tìm thấy ngài Minh Tiến, trước đó (năm 2012), vốn chỉ được cho phép làm phận sự phát hành các bản dịch Việt trong hợp đồng mà ông ta đã ký chung với LĐ (Hợp đồng đã ký giữa ba đối tác với ngài Rajiv Mehrotra, private student of His Holiness the Dalai Lama, vào 15/04/2008, giao toàn quyền dịch thuật 5 tác phẩm cho LĐ). Ngài Minh Tiến đã tự ý dịch và tự tiện phát hành một bản dịch khác của SPB (xuất bản năm 2016). Nhờ duyên như thế, một đoạn văn ngắn do đương kim Thánh Đức Dalai Lama nhận định về kinh Đơn Âm được kiểm nghiệm lại, và đoạn văn này sẽ được dùng để minh họa về một cách hiểu kinh Đơn Âm trong phần phân tích tiếp sau. (Xin cảm tạ ngài Minh Tiến)

[11]Trong khi Jeremy Russell phiên dịch thành âm ‘Ah’ (Dalai Lama Chapter “The Completion Stage”) vào năm 1988 thì năm 2019, sau hơn 30 năm, Stefan đã phiên âm xuống thành ‘A’.

[12]Dalai Lama. Xem chương “The Completion Stage”.

[13]Minh Tiến. P.113-114.

[14]Ở đây, cũng không có nghĩa là không có kinh điển nào dạy sự áp dụng hiểu biết về tánh Không vào thực tại cuộc sống. Chẳng hạn Adward Cone (P.10-11) có chỉ ra một trường hợp đặc biệtBồ-tát Long Xứng Vấn Kinh (tức pañcaśatikāprajñāpāramitā (Toh 15) – Ngũ Bách Bát-nhã-ba-la-mật-đa) có những chỉ dạy cách áp dụng các khái niệm cơ sở về Bát-nhã trong đời sống thế tục. Tiện thể, xin ghi nhận thêm, danh mục Đại Tạng Tạng ngữ có chép rằng Shilendrabodhi, Jinamitra, và Yeshé Dé là các dịch giả của kinh Ngũ Bách Bát-nhã này. Nhưng rất tiếc, nội dung Tạng dịch của nó đã bị thất truyền (theo rigpawiki: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=Eleven_son_scriptures).

[15]Ngay cả Tâm kinh, trong các diễn dịch giữa hệ Trung QuánDuy Thức có một chút khác nhau. Chẳng hạn, cách diễn giảng Tâm Kinh theo truyền thừa Phật giáo Tây Tạng (TKTT) đã có một chi tiết rất nhỏ nhưng quan trọng, khác với cách hiểu mà chúng ta dựa trên các bản dịch Tâm kinh từ tiếng Hán (TKTH) (đa số dịch lại từ ngài Huyền Trang vốn theo chủ trương Duy thức). Ngoài việc TKTT có đủ phần dẫn kinh và phần “hoan hỉ vâng theo” như các kinh khác: trong khi bản kinh này trong câu “bổng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh” (Thích Nhất Hạnh, Việt dịch) hay “chiếu kiến ngũ uẩn giai Không” (Huyền Trang, Hán dịch) thuộc TKTH, thì TKTT đã viết là “soi thấy tất cả năm uẩn này cũng đều thiếu vắng tự tính” (dịch từ câu: ། ཕུང་པོ་ལྔ་པོ་དེ་དག་ལ་ཡང་རང་བཞིན་གྱིས་སྟོང་པར་རྣམ་པར་ལྟའོ།. Xem Adarsha Dege Vol.34-1-145a). Theo đức HHDL giảng giải lập lại trong khá nhiều dịp (chẳng hạn, trong Pháp hội Thời Luân tại Wasington DC vào năm 2011) thì chữ “cũng” (ཡང) này ám chỉ rằng đây là sự nối tiếp của các giảng dạy của đức Phật trước đó về Nhân vô ngã trong các hệ Tiểu thừa. Nghĩa là một sự xác nhận tiếp tục sau khi cho là Nhân vô ngã, thì lần này, đức Phật tuyên thuyết tiếp nối thành “Pháp cũng vô ngã”. Đức HHDL có nói thêm rằng ngài có được sự xác nhận chữ “cũng” này từ phía các nhà nghiên cứu Tâm kinh Phạn ngữ cổ.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.