Duy Thức Học Yếu Lược Tập 2 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)

23/04/20243:34 SA(Xem: 2159)
Duy Thức Học Yếu Lược Tập 2 (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC

DUY THỨC HỌC YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES 
OF THE STUDIES OF THE VIJNAPTIMATRA

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục Tập 2 | Volume 2
_________________________________
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface    
Phần Sáu II—Part Six II: Duy Thức Học Yếu Lược-Phần II—Essential Summaries of the Vijnaptimatra-Part II  
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Tứ Đại Phiền Não—Four Fundamental Evil Passions  
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Sáu Phiền Não Lớn Trong Giáo Thuyết Duy Thức—Six Great Afflictions in the Teachings of the Vijnaptimatra    
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Phiền Não Phụ Trong Giáo Thuyết Duy Thức—Secondary Afflictions in the Teachings of the Vijnaptimatra  
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Tâm Vương Trong Duy Thức Học—The Fundamental Consciousnesses In the Studies of the Vijnaptimatra 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Tâm Sở Trong Duy Thức Học—The Functioning Consciousnesses In the Studies of the Vijnaptimatra  
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Duy Thức Tam Tự Tính Tướng—Three Forms of Knowledge of the Consciousness-Only 
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six:: Vô Tưởng Thiên Với Vô Tưởng Định Và Diệt Tận Định—The Thoughtless Heavens With the Concentration of no Thought and Concentration of Cessation   
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Năm Loại Chủng Tánh—Five Kinds of Seed Natures   
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Năm Loại Quả Trong Duy Thức Học—Five Fruits of Karmas In the Consciousness-Only   
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Sáu Loại Nhân—Six Kinds of Causes 
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Mười Nhân Trong Giáo Thuyết Duy Thức Học—Ten Causes in The Studies of the Consciousness-Only   
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Tập Khí—Remnants of Habits   
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two: Thuyết Nghiệp Báo Trong Duy Thức Học—The Theory of Karma Retribution in the Studies of Consciousness-Only
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Mục Đích Của Duy Thức: Cảnh Sở Duyên Tâm Vô Sở Đắc—The Goal of the Mind-Only: Nothing to Be Attained Regardless of Environments and Conditions  
Chương Bảy Mươi Bốn—Chapter Seventy-Four: Hai Chướng Thô Và Trọng—Two Hindrances: Rough and Serious  
Chương Bảy Mươi Lăm—Chapter Seventy-Five: Tướng Danh Ngũ Pháp—Five Categories 801of Forms   
Chương Bảy Mươi Sáu—Chapter Seventy-Six: Bát Thức Qui Củ Tụng—Standard Recitation on the Eight Consciousnesses  
Chương Bảy Mươi Bảy—Chapter Seventy-Seven: Duy Thức Tam Thập Tụng—Vijnaptimatrata-Trimsika  
Chương Bảy Mươi Tám—Chapter Seventy-Eight: Sáu Tà Kiến Về Tự Ngã—Six Wrong Views on the Self  
Chương Bảy Mươi Chín—Chapter Seventy-Nine: Bốn Phần Của Thức—Fivefold Consciousness-Only 
Chương Tám Mươi—Chapter Eighty: Năm Loại Duy Thức—Fivefold Consciousness-Only  
Chương Tám Mươi Mốt—Chapter Eighty-One: Biệt Nghiệp Vọng Kiến—The Specific Karma and Delusional Views  
Chương Tám Mươi Hai—Chapter Eighty-Two: Mười Tà Kiến Theo Duy Thức Học—Ten Wrong Views According to the School of the Consciousness-Only 
Chương Tám Mươi Ba—Chapter Eighty-Three: Mười Nhân-Bốn Duyên-Năm Quả Trong Giáo Thuyết Duy Thức Học—Ten Causes-Four Conditions-Five Effects in The Studies of the Consciousness-Only 
Chương Tám Mươi Bốn—Chapter Eighty-Four: Năm Bước Quán Về Duy Thức—Observation on the Mind-Only Doctrine in Five Steps  
Chương Tám Mươi Lăm—Chapter Eighty-Five: Ba Đối Tượng Trong Duy Thức Quán—The Three Subjects of Idealistic Reflection  
Chương Tám Mươi Sáu—Chapter Eighty-Six: Bốn Loại Phật Trí Trong Duy Thức Học—Four Kinds of Buddhas' Wisdom in the Studies of the Consciousness-Only  
Chương Tám Mươi Bảy—Chapter Eighty-Seven: Tam Tánh Chủng Tử Trong Duy Thức Học—Three Characteristics of Seeds or Germs in the Studies of the Vijnaptimatra 
Chương Tám Mươi Tám—Chapter Eighty-Eight: Mười Một Điều Thiện Trong Duy Thức Học—Eleven Good Things in the Studies of Consciousness-Only 
Chương Tám Mươi Chín—Chapter Eighty-Nine: Mười Một Sắc Pháp—Eleven Form Dharmas 
Chương Chín Mươi—Chapter Ninety: Hai Mươi Bốn Pháp Bất Tương Ưng—The Twenty-four Non-Interactive Activity Dharmas 
Chương Chín Mươi Mốt—Chapter Ninety-One: Pháp Hữu Vi Trong Duy Thức Học Theo Duy Thức Học—Conditioned Dharmas in the Studies of the Vijnaptimatra  
Chương Chín Mươi Hai—Chapter Ninety-Two: Pháp Vô Vi Trong Duy Thức Học—Unconditioned Dharmas In the Studies of the Vijnaptimatra  
Chương Chín Mươi Ba—Chapter Ninety-Three: Duy Thức Học Đại Thừa Bách Pháp—The Mahayana One Hundred Dharmas in the Studies of the Vijnaptimatra   
Chương Chín Mươi Bốn—Chapter Ninety-Four: Tổng Quan Về Năm Mươi Quả Vị Trong Duy Thức Học—Fifty Positions in the Studies of the Consciousness-Only  
Chương Chín Mươi Lăm—Chapter Ninety-Five: Tóm Lược Về Ba Loại Năng Biến Trong Duy Thức Học—Summaries of the Three Powers of Changes in the Consciousness-Only  
Chương Chín Mươi Sáu—Chapter Ninety-Six: Tóm Lược Về Đệ Nhất Năng Biến Trong Duy Thức—Summaries of the First Powers of Change in the Consciousness-Only   
Chương Chín Mươi Bảy—Chapter Ninety-Seven: Tóm Lược Về Dị Thục Thức Trong Đệ Nhất Năng Biến—Summaries of the Differently Ripening Consciousness In the First Power of Change    
Chương Chín Mươi Tám—Chapter Ninety-Eight: Dị Thục ThứcTam Tướng Trong Đệ Nhất Năng Biến—The Vipaka-Vijnana & Its Three Marks In the First Power of Change 
Chương Chín Mươi Chín—Chapter Ninety-Nine: A Lại Da Thức Thường Tương Ưng Với Năm Món Biến Hành Trong Đệ Nhất Năng Biến—The Alaya Consciousness Is Always Corresponding to Five Mental Factor Intentions In the First Power of Change 
Chương Một Trăm—Chapter One Hundred: Thức Thứ Tám: Tàng Thức Lại Da Trong Đệ Nhất Năng Biến—The Eighth Consciousness: the Alaya Consciousness In the First Power of Change 
Chương Một Trăm Lẻ Một—Chapter One Hundred and One: A Lại Da Thức Đóng Vai Trò Quan Trọng Thức Trong Đệ Nhất Năng Biến—The Alaya Consciousness Plays Important Roles In the First Power of Change   
Chương Một Trăm Lẻ Hai—Chapter One Hundred and Two: Tóm Lược Về Đệ Nhị Năng Biến—Summaries of the Second Power of Change
Chương Một Trăm Lẻ Ba—Chapter One Hundred and Three: Tóm Lược Về Tư Lương Thức Trong Đệ Nhị Năng Biến—Summaries of Parikamma Consciousness In the Second Power of Change    
Chương Một Trăm Lẻ Bốn—Chapter One Hundred and Four: Tư Lương Thức Và Bốn Tâm Sở Hay Bốn Món Phiền Não Trong Đệ Nhị Năng Biến—The Parikamma Consciousness & Four Mental States or Four Kinds of Afflictions In the Second Power of Change 
Chương Một Trăm Lẻ Năm—Chapter One Hundred and Five: Thức Thứ Bảy: Mạt Na Thức Trong Đệ Nhị Năng Biến—The Seventh Consciousness: Klistamanas In the Second Power of Change  
Chương Một Trăm Lẻ Sáu—Chapter One Hundred and Six: Mạt Na Thức Đóng Vai Trò Quan Trọng Thức Trong Đệ Nhị Năng Biến—The Klistamanas Consciousness Plays Important Roles In the Second Power of Change 
Chương Một Trăm Lẻ Bảy—Chapter One Hundred and Seven: Tu Tập Đệ Nhị Năng Biến Đoạn Trừ Ngã Chấp—Cultivation of the Second Power of Change to Abandon the Attachment of Self   
Chương Một Trăm Lẻ Tám—Chapter One Hundred and Eight: Tóm Lược Về Đệ Tam Năng Biến—Summaries of the Third Power of Change 
Chương Một Trăm Lẻ Chín—Chapter One Hundred and Nine: Tóm Lược Về Liễu Biệt Thức Trong Đệ Tam Năng Biến—Summaries of Consciousnesses of Perceiving Objects In the Third Power of Change
Chương Một Trăm Mười—Chapter One Hundred and Ten: Tam Tánh Chủng Tử Trong Đệ Tam Năng Biến—Three Characteristic of Seeds or Germs of the Third Power of Change   
Chương Một Trăm Mười Một—Chapter One Hundred and Eleven: Ý Căn & Thức Thứ Sáu Là Ý Thức Trong Đệ Tam Năng Biến—The Mind Faculty and The Sixth Consciousness: Mind Consciousness In the Third Powers of Change 
Chương Một Trăm Mười Hai—Chapter One Hundred and Twelve: Trong Đệ Tam Năng Biến, Năm Mươi Mốt Tâm Sở Tương Ưng Với Liễu Biệt Thức—In The Third Power of Change, Fifty-One Mental States That Are Interactive With the Consciousnesses of Perceiving Objects 
Chương Một Trăm Mười Ba—Chapter One Hundred and Thirteen: Mục Đích Tu Tập Tâm Thức Theo Quan Điểm Duy Thức Học—To Cultivate the Mind & Consciousnesses In the Point of View of the Vijnaptimatra    
Chương Một Trăm Mười Bốn—Chapter One Hundred and Fourteen: Tu Tập Trong Duy Thức Tông Là Để Thấy Rõ Tâm Cảnh Như Nhất & Bất Khả Phân Ly—Cultivation in the School of the Mind-Only Is to Clearly See Mind and Environment Are One & Cannot Be Separated   
Chương Một Trăm Mười Lăm—Chapter One Hundred and Fifteen: Tu Tập Duy Thức Là Để Thấy Vạn Pháp Như Ảnh Hiện Trong Tâm Thức Để Có Thể Đi Đến Vô Tâm Vô Thức—Cultivation of the Mind-Only Means to See All Things As Images Reflected in the Mind & Consciousnesses So That We Can Reach the State of Mind & Consciousnesses of Non-Existence    
Chương Một Trăm Mười Sáu—Chapter One Hundred and Sixteen: Niết Bàn Chính Là Tách Xa Cái Mạt Na Thức Phân Biệt Sai Lầm—Nirvana Means Turning Away From the Wrongfully Discriminating Manovijnan   
Chương Một Trăm Mười Bảy—Chapter One Hundred and Seventeen: Tu Tập Trong Duy Thức Học Là Tách Xa Cái Mạt Na Thức Không Cho Nó Khởi Lên Với Năm Tâm Sở Biến Hành & Hai Mươi Bốn Tùy Phiền Não—Cultivation in the Vijnaptimatra Is Making the Manovijnana to Turn Away From Arising With Five Mental Factor Intentions & Twenty-Four Secondary Afflictions  
Chương Một Trăm Mười Tám—Chapter One Hundred and Eighteen: Tu Tập Khả Năng Biến Chuyển Của Duy Thức Với Năm Bước Quán Về Duy Thức—Cultivation of the Power of Changes of Consciousnesses in Five Steps of Observation on the Mind-Only Doctrine  
Chương Một Trăm Mười Chín—Chapter One Hundred and Nineteen:Tu Tập Đắc Hậu Đắc Vô Lậu Trí Đồng Nghĩa Với Không Còn Mạt Na Thức—Cultivating to Obtain the Experientially Uncontaminated Wisdom Also Means the Cessation of Manovijnana 
Chương Một Trăm Hai Mươi—Chapter One Hundred and Twenty: Nhập Diệt Tận Định Là Loại Định Diệt Hết Các Tâm Vương & Tâm Sở Của 7 Thức Trước—Entering the Nirodha-Samapatti Means to Eliminate All Fundamental Consciousnesses and All the Qualities of the Functioning Minds of the Previous Seven Consciousnesses   
Phần Bảy—Part Seven: Duy Thức Học & Hai Tông Phái Thiền Tịnh—The Studies of the Vijnaptimatra & Two Schools of Zen and the Pure Land
Chương Một Trăm Hai Mươi Mốt—Chapter One Hundred and Twenty-One: Duy Thức Học Và Thiền Tông—Consciousness Only and the Zen Sect 
Chương Một Trăm Hai Mươi Hai—Chapter One Hundred and Twenty-Two: Duy Thức Học Và Tịnh Độ—Consciousness Only and the Pure Land  
Phần Tám—Part Eight: Phụ Lục—Appendices: 
Phụ Lục A—Appendix A: Tóm Lược Về Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông—A Summary of Seventy-Five Dharmas In the Kosa School   
Phụ Lục B—Appendix B: Nơi Ý Thức Không Thể Đến Được—Where the Road of Ideation Cannot Reach  
Phụ Lục C—Appendix C: Thể Nghiệm Vọng Niệm—To Experience Ever-arising Distracting Thoughts     
Phụ Lục D—Appendix D:  Tứ Trí Bát Nhã—Four Prajna Wisdoms   
Phụ Lục E—Appendix E: Năng Lực Của Tâm—The Power of the Mind 
Phụ Lục F—Appendix F: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind: Unceasing Flux of What We Call Existence 
Phụ Lục G—Appendix G: Bốn Mươi Sáu Tâm Sở Pháp—Forty-Six Concomitant Mental Functions   
Phụ Lục H—Appendix H: Tâm Ngoại Vô Pháp—Outside the Mind, There Is No Other Thing    
Phụ Lục I—Appendix I: Tự Tướng Của Thức—Particular Marks or Laksana of Consciousnesses   
Phụ Lục J—Appendix J: Tự Tướng Và Cộng Tướng—Particular and Universal Marks  
Phụ Lục K—Appendix K: Tự Thức—Self-Awareness 
Phụ Lục L—Appendix L: Tự Tánh Không—Emptiness of Self-Nature   
Phụ Lục M—Appendix M: Tam Vô Sai Biệt Vô Tánh—The Three Things Without a Nature or Separate Existence of Their Own  
Phụ Lục N—Appendix N: Không Tận Hữu Vi Không Trụ Vô Vi—Not Exhausting the Mundane State  
Tài Liệu Tham Khảo—References    
Lời Đầu Sách
 ________________________________________

Duy Thức Tông là một trong những trường phái chính của truyền thống Đại thừa được sáng lập vào thế kỷ thứ tư bởi ngài Vô Trướcnhấn mạnh tất cả mọi thứ đều là những biến cố của tâm. Duy Thức Tông còn được gọi là Duy Thức Gia hay Pháp Tướng tông. Nói về sự phát triển của Duy Thức Tông tại Ấn Độ, sau khi trở về với Đại ThừaThế Thân đã hệ thống hóa các quan điểm triết học của Du Già Tông, đã quy định chủ điểm của tông nầy là “Duy Thức,” đặt sự hiện hữu của tất cả ngoại giới nơi thức. Nói tắt là chỉ có thức hiện hữu. Trên phương diện thể tánh luận, tông nầy đứng giữa các tông phái chấp “Hữu” và chấp “Vô.” Nó không chấp vào học thuyết tất cả mọi sự thể đều hiện hữu, vì quan niệm rằng không có gì ngoài tác động của tâm, cũng không chấp vào học thuyết chẳng có gì hiện hữu, vì quả quyết rằng có sự hiện hữu của các thức. Tông nầy hoàn toàn tán đồng học thuyết “Trung Đạo,” không bao giờ đi đến cực đoan của chủ trương “hữu luận” cũng như “vô luận.” Như vậy tông nầy có thể được mệnh danh là “Duy Tâm Thực Tại Luận” hay “Thức Tâm Luận.” Danh hiệu chính thức của nó là “Duy Thức,” hay Tánh Tướng Học, khảo cứu về bản tánh và sự tướng của các pháp.

Du già tông là một trường phái tư tưởng khác, có liên quan mật thiết với Trung Quántuy nhiênảnh hưởng của triết học Du Già Sankhya thấy rõ trong Duy Thức tông do ngài Vô Trước thành lập vào khoảng năm 400 sau Tây lịch, đặt giải thoát trên sự quán tưởng nội quán được gọi là phép Du Già. Các luận sư nổi tiếng của trường phái nầy là Vô Trước và Thế Thân vào thế kỷ thứ tư, An Huệ và Trần Na vào thế kỷ thứ năm, Pháp Trì và Pháp Xứng vào thế kỷ thứ bảy, Tịch Hộ và Liên Hoa Giới vào thế kỷ thứ tám, vân vân tiếp tục sự nghiệp của người sáng lập bằng những tác phẩm của họ và đã đưa trường phái nầy đến một trình độ cao. Trường phái nầy đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng trong thời kỳ của Vô Trước và Thế Thân. Tưởng cũng nên ghi nhận rằng chính Vô Trước và Thế Thân đã biên soạn và Giới Hiền đã hoàn chỉnh giáo thuyết Duy Thức Tông như chúng ta đang có hiện nay. Tên gọi Du Già Hành Tông là do Vô Trước đặt, còn tên Duy Thức thì được Thế Thân xử dụng. 


Bộ Du Già Sư Địa Luận nhấn mạnh rằng không có gì ngoài ý thức và ý thức là thực tại cuối cùngTóm lại, trường phái nầy dạy cho người ta chủ nghĩa duy tâm chủ quan, nghĩa là chỉ có ý tưởng là có thật. Bộ Du Già Sư Địa Luận cho thấy rõ khía cạnh thực hành của triết lý nầy, còn tên Duy Thức (Vijnanavada) làm nổi bậc các đặc điểm lý thuyết kinh Lăng Già (Lankavatara Sutra), một cuốn sách quan trọng của trường  phái nầy, cho rằng chỉ có tâm ý (cittamatra) là có thực, còn những vật thể bên ngoài thì không. Những vật thể nầy không có thực, chúng như là mộng mơ ảo ảnh. Tâm ý ở đây khác với A Lại Da thức, vốn chỉ là kho chứa đựng ý thức, tạo đối tượng cho sự đối ngẫu chủ thể và đối tượng. Về sau này có bộ sách giải thích và phê bình bộ Du Già Sư Địa Luận (Du Già Sư Địa Luận Thích), do ngài Tối Thắng Tử Bồ Tát soạn, ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ.

Nói tóm lại, tại Ấn Độtông phái Duy Thức chuyên chú vào việc nghiên cứu Duy Thức Luận và các kinh sách cùng loại, nên có tên là Duy Thức Tướng Giáo. Tác giả các bộ sách nầy là Vô Trước và Thiên Thân, họ từng có một đệ tử xuất sắc là Giới Hiền, một người Ấn Độ, sống trong tu viện Na Lan ĐàGiới Hiền là người đã lập ra Duy Thức Tông tại Ấn Độ và có nhiều công lao trong việc sắp xếp các kinh điển Phật Giáo. Tại Trung Quốc, sau khi Huyền Trang được Giới Hiền trao cho bộ luận, đã lập nên tông phái nầy. Về sau, tông nầy cũng có tên là Pháp Tướng Tông và do một đồ đề của Huyền Trang là Khuy Cơ dẫn dắt.

Trong Phật giáogiáo lý Duy Thức hay giáo lý Du Già cho rằng chỉ có duy thức bên trong là thực hữu chứ không phải là những vật thể bên ngoài. Cùng thế ấy, giáo thuyết Pháp Tướng tông (Duy Thức Gia) cho rằng bản chất tối hậu của tất cả mọi thứ đều là tâm. Giống như ý niệm Duy Thức trong Kinh Lăng Già, hết thảy chư pháp đều ở bên trong cái tâm, không có pháp nào ở ngoài tâm (tâm có nghĩa là nhóm khởi lên các pháp; thức có nghĩa là phân biệt các pháp). Giáo thuyết Duy Thức cho rằng vạn sự vạn vật hay các pháp hữu vi đều từ duyên mà khởi lên, chứ không có tự tánhHọc thuyết của Duy Thức tông chú trọng đến tướng của tất cả các pháp; dựa trên đó, luận thuyết về Duy Thức Học được lập nên để minh giải rằng ly thức vô biệt pháp hay không có pháp nào tách biệt khỏi thức được. Mục đích chính của Duy Thức Học là chuyển hóa tâm trong tu hành để đi đến giác ngộ và giải thoát. Mặc dù tông nầy thường được biểu lộ bằng cách nói rằng tất cả các pháp đều chỉ là thức, hay rằng không có gì ngoài thức; thực ra ý nghĩa chân chính của nó lại gắn liền với thuyết Nhân Duyên trong giáo thuyết Phật Giáo. Nói duy thức, chỉ vì tất cả các pháp bằng cách nầy hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức. Thuyết nầy dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm, theo đó tam giới chỉ hiện hữu trong thức. Theo đó thế giới ngoại tại không hiện hữu, nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Duy Thức Học Yếu Lược” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết Duy Thức của Phật Giáo, mà nó chỉ trình bày yếu lược về giáo lý Duy Thức, một trong những giáo thuyết cốt lõi của đạo PhậtPhật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng tu tập chỉ có hiệu quả khi chúng ta chịu áp dụng những lời Phật dạy về tâm thức cũng như vai trò của nó trong tu tập hằng ngàyĐồng thời áp dụng những lời dạy nầy vào việc thực tập những bài tập có lợi ích được liên kết với những mẫu mực đã được thiết lập trong cuộc sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định bước chân vào con đường tu tập phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tạo ra một cấu kết vững chắc của sự bình antỉnh thức và hạnh phúc mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Một khi sự tu tập đã được đưa vào đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ luôn sống với chúng. Phật tử thuần thành cũng nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phật là tự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầm và khổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệtTuy nhiên, cũng chính vì vậy mà giáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn bộ “Duy Thức Học Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý Duy Thức của nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhtỉnh thức và hạnh phúc.
Cẩn Đề,
Thiện Phúc 

Preface
_________________________________________

The Vijnanavada  or the School of Consciousness-Only is one of the major schools in the Mahayana tradition founded in the fourth century by Asanga that emphasized everything is mental events. It is also called the Dharmalaksana. Talking of the development of the Vijnanavada in India, Vasubandhu, when he was converted to Mahayana by his brother and succeeded in the systematizing the philosophical views of the Yogacara School, designated the tenet of the school as Mere Ideation (Vijnaptimatra), attributing the existence of all the outer world to inner ideation. In short, holding that nothing but ideation exists. As to ontology this school stands  between the realistic and nihilistic schools, given  above. It adheres neither to the doctrine that all things exist, because it takes the view that nothing outside the mind (mental activity) exists, nor to the doctrine that nothing exists, because it asserts that ideations do exist. It firmly adheres to the doctrine of the mean, neither going to the extreme of the theory of existence nor to that of non-existence. This school can, therefore, be called the “ideal-realism” or “Ideation Theory.” The academic name of this school is “Mere Ideation,” or Vijnaptimatra (Ideation Only), a study of Nature and Characteristics of dharmas or elements. 

Yogacara is another school of thought, closely connected with with the Madhyamikas; however, the influence of the Samkhya-Yoga philosophy shows itself in the Yogacara school, founded about 400 A.D. by Asanga, which relied for salvation in introspective meditation known as Yoga. Noted teachers in the school such as Asanga and Vasubandhu in the fourth century, Sthiramti and Dinnaga in the fifth century, Dharmapala and Dharmakirti in the seventh century, Santaraksita and Kamalasila in the eighth century, etc. These famous monks continued the work of the founder by their writings and raised the school to a high level. The school reached its summit of its power and influence in the days of Asanga and Vasubandhu. It should be noted that Asanga and Vasubandhu themselves composed and Chieh-Hsien perfected the teachings of the Vijnaptimatra as we currently have nowadays. The appellation Yogacara was given by Asanga, while the term Vijnanavada was used by Vasubandhu. 

The Yogacaryabhumi sastra emphasized the practice of meditation (yoga) as the most effective method for the attainment of the highest truth or bodhi. All the ten stages of spiritual progress (dasa bhumi) of Bodhisattvahood had to be passed through before bodhi could be attained. The Yogacaryabhumi sastra also emphasized the Vijnanavada on account of the fact that it holds nothing but consciousness (vijnaptimatra) to be the ultimate reality. In short, it teaches subjective idealism, or that thought alone is real. The Yogacaryabhumi sastra brings out the practical side of philosophy, while the Vijnanavada brings out its speculative features. The Lankavatara Sutra, an important work of this school, maintains that only the mind (cittamatra) is real, while external objects are not. They are unreal like dreams, mirages and ‘sky-flowers.’ Cittamatra, in this case, is different from alayavijnana which is the repository of consciousness underlying the subject-object duality. Later, a commentary on the Yogacaryabhmi-sastra, composed by Jinaputra, translated into Chinese by Hsuan-Tsang. In short, in India, two famous monks named Wu-Ch’o (Asanga) and T’ien-Ts’in (Vasubandhu) wrote some sastras on Vijnana. They had an outstanding disciple named Chieh-Hsien, an Indian monk living at Nalanda monastery. Later, Chieh-Hsien established the Vijnanavada school and contributed much to the arrangement of the Buddhist canons. In China, Hsuan-Tsang, to whom Chieh-Hsien handed over the sastra, founded this school in his native land. Later, the school was also called Dharmalaksana (Fa-Tsiang-Tsung) and was led by Kwei-Chi, a great disciple of Hsuan-Tsang. 

In Buddhism, the doctrine of consciousness or the doctrine of the Yogacaras considers that only intelligence has reality, not the objects exterior to us. In the same manner, teachings of the Dharmalaksana sect also hold that all is mind in its ultimate nature. Similar to the concept of “Only Mind,” or “Only Consciousness” in the Lankavatara Sutra, the theory that the only reality is mental, that of the mind. Nothing exists apart from mind. Teachings of the Vijnaptimatra considers that everything arises from conditions and not being spontaneous and self-contained has no separate and independent nature. The doctrine of Idealism School concerns chiefly with the facts or specific characters (lakshana) of all elements on which the theory of idealism was built in order to elucidate that no element is separate from ideation. The main goal of the Studies of Consciousness-Only is to transform the mind in cultivation in order to attain enlightenment and liberation. Although it is usually expressed by saying that all dharmas are mere ideation or that there is nothing but ideation, the real sense binds closely to the general law of causation in Buddhist teachings. It is idealistic because all elements are in some way or other always connected with ideation. This doctrine was based on the teaching of the Buddha in the Avatamsaka Sutra, that the three worlds exist only in ideation. According to Ideation Theory, the outer world does not exist but the internal ideation presents appearance as if it were an outer world. The whole world is therefore of either illusory or causal nature and no permanent reality can be found. 

This little book titled “Essential Summaries of the Studies of the Vijnaptimatra” is not a profound philosiphical study of the theory of Mind-Only in Buddhism, but a book that briefly points out essential summaries of the Studies of the Vijnaptimatra, one of the core Buddhist teachings. Devout Buddhists should always remember that cultivation is only effective when we actually apply the Buddha's teachings on mind and consciousnesses as well as their roles in daily cultivation. At the same time apply these teachings into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happier. For devout Buddhists, once you make up your mind to enter the path of cultivation, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to set a strong foundation on calmness, mindfulness and happiness. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. Once they become integrated in our lifestyle, we will always live with them. Devout Buddhists should also always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these particular reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of the Studies of the Vijnaptimatra” in Vietnamese and English to introduce general and basic teachings of the Vijnaptimatra in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Respectfully,
Thiện Phúc




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140533)
16/11/2010(Xem: 41925)
30/10/2010(Xem: 51193)
20/11/2010(Xem: 125711)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :