Hướng dẫn toàn diện về Abhidhamma (Sách pdf)

24/04/20245:17 SA(Xem: 613)
Hướng dẫn toàn diện về Abhidhamma (Sách pdf)

HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ ABHIDHAMMA:
VI DIỆU PHÁP TẬP YẾU của Ngài Ācariya Anuruddha
TỔNG BIÊN TẬP
Bhikkhu Bodhi
XEM LẠIHIỆU ĐÍNH BỞI
Allan R. Bomhard
CHARLESTON BUDDHIST FELLOYSHIP
Charleston, SC USA
2020 (2563)

Huong dan toan dienPDF icon (4)Hướng Dẫn Toàn Diện Về Abhidhamma - Bodhi

 LỜI NGƯỜI DỊCH

Vi Diệu Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka) là một trong ba Tạng quan trọng của Tam Tạng Kinh điển Phật giáo, chứa đựng một kho tàng kiến thức quý báu để thấu triệt thực tướng của vạn pháp. Vi Diệu Pháp là một hướng dẫn thiết yếu, vừa là một luận giải mang tính trí thức có thể bồi dưỡng tinh thần các tư tưởng gia chân chánh cũng như những người hăng say nghiên cứu học hỏi nhằm tăng trưởng trí tuệ.

Nếu chỉ nhìn thoáng qua trên bề mặt, Vi Diệu Pháp quả thật rất khô khan và phức tạp nhưng chắc chắnvô cùng hữu ích để thấu đạt giáo huấn của Đức Phật một cách đầy đủ nhất về bản chất cùng tột rốt ráo của vạn hữu. Nhưng để làm được điều đó, một chiếc chìa khóa để mở cửa vào thực tại là điều cần thiết để những người sơ cơ tìm vào học hỏi bản chất rốt ráo của mọi thứ ở đời bằng thứ ngôn từ trừu tượng hơn, không qua những khái niệm trung gian, vay mượn nào cả. Cuốn cẩm nang “Vi Diệu Pháp Yếu Lược” (Abhidhammatta Sagaha) này chính là chiếc chìa khóa ấy. Nó đủ khả năng hướng dẫn người mới học lĩnh hội những điều phức tạp của Vi Diệu Pháp nhưng đồng thời đủ kích thíchsoi sáng cho học những học viên lâu năm.


Với kiến thức vô cùng hạn hẹp về Vi Diệu Pháp và vốn liếng tiếng Anh còn nhiều hạn chế, trong thời gian chuyển ngữ cuốn sách này sang tiếng Việt, bản thân chúng tôi ít nhiều gặp những khó khăn nhất định, nhất là tìm kiếm những thuật ngữ mang tính thuần Việt nhưng sát với nguyên tác tiếng Anh để người học sơ cơ có thể hiểu được ngữ nghĩa của chúng, thay vì sử dụng quá nhiều thuật ngữ Hán Việt mà bản thân chúng tôi đôi khi cảm thấy không thoải mái và có phần khó hiểu, trong khi bản thân Vi Diệu Pháp vốn đã thậm thâm sâu sắc và khó hiểu rồi. Những sai sót và thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, nên ở nơi đây, chúng tôi thật tâm mong nhận được những đóng góp của quý vị để bản dịch này được hoàn thiện hơn.

Xin gửi lại đây lời tri ân đến một vài người đã giúp đỡ chúng tôi kịp hoàn thành bản dịch này cho lớp học. Nếu có phần phước thiện nào phát sinh từ việc làm này, xin được chia sẻ tới tất cả quý vị. Nguyện cho quý vị luôn tinh tấn trau dồi Pháp học, Pháp hành, được an vui và thật nhiều trí tuệ để sớm thấu triệt thực tại tối hậu, để sớm cắt đứt tất thảy mọi trói buộc của vòng trầm luân.

Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email:
hasutran1310@gamil.com

Với thật nhiều tâm từ,
Hasu Tran (Vaṃsañāṇī)
Quảng Bình, 19/07/2023




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39478)
03/09/2014(Xem: 26400)
24/11/2016(Xem: 15780)
29/05/2016(Xem: 7786)
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.